admin | Date: Monday, 2013-01-14, 8:37 AM | Message # 1 |
Colonel
Group: Administrators
Messages: 156
Status: Offline
| Tải về trọn bộ (unit 1- unit 6 ) Tải miễn phí : tải ngay Unit 2: CA HYPOTHESIS & LANGUAGE TRANSFER
I. CAH The structure of L1 affects the acquisition of L2 (Lado, 1957; Fries 1945) Theoretical bases: - Structural linguistics: Detailed descriptions of particular languages from a collection of utterances produced by native speakers (i.e. corpus) - Behaviourist psychology: Habit formation by means of ‘stimulus-response-reinforcement’ New learning situations helped by means of the transfer of the old habits
II. Language Transfer 1. Defining language transfer “the influence resulting from similarities and differences between the target language any other language that has been previously (and perhaps imperfectly) acquired.” Odlin’s (1989: 27) 2. Forms of Language Transfer a) Positive Transfer (facilitation) - similarity between L1 and L2, result in something correct. - assist the acquisition process. b) Negative Transfer (interference) - dissimilarity between L1 and L2, result in something incorrect - impede the acquisition process. Contrastive Analysis Hypothesis (CAH) Process: (1) Structure by structure comparison of language systems (2) yields similarities and differences that make it possible to (3) predict easy and difficult areas for L2 learners. Assumptions: (1) Language is a habit (2) L1 is the major source of errors in SLA (3) Errors can be explained by the differences between L1 &L2 (4) The more L1 and L2 differ, the greater the chance for errors (5) Learners must concentrate on differences between L1 & L2 (6) Ease or difficulty in learning correlate to the amount of differences or similarities between L1 and L2 Three Different Versions of CAH Strong version: ability to predict difficulty through CA Weak version: ability to explain observable error
Moderate version: categorization of abstract & concrete patterns according to similarities. & difficulties: basis of learning 1. Obstacle to TL learning: interference of the learner's MT 1. use "the best linguistic knowledge available” to explain observable difficulties 1. Minimal distinction of patterns in form & meaning in systems may results in confusion 2. Differences of L1&L2 trigger chance of error 2. Error: systematic & consistent & countable Error analysis 2. Difficulty may not be due to difference 3. Systematic CA helps predict the difficulties 3. Items similar to existing items may cause difficulty 4. Result of CA: reliable source in preparation of teaching materials, planning of course, improvement of classroom techniques
Words and Expressions 1. Extralinguistic (adj) Ngoài ngôn ngữ Mô tả các cấu trúc trong giao tiếp không phải là bộ phận trực tiêp của ngôn ngữ lời nói mà là yếu tố đóng góp vào việc truyền đạt một thông điệp, ví dụ: các cử động tay, vẻ mặt, … hoặc có ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ, ví dụ: chỉ báo tuổi người nói, giới tính, hoặc giai tầng xã hội 2. Generative theory (n) Lí thuyết Tạo sinh thuật ngữ chỉ sự kiện nhiều lý thuyết ngôn ngữ có chung các mục tiêu (a) cung cấp một giải thích các đặc điểm hình thức của ngôn ngữ, đặt ra các qui tắc giải thích cách thành lập tất cả các câu đúng ngữ pháp của một ngôn ngữ và không tạo ra các câu phi ngữ pháp (nguyên tắc hợp chuẩn mô tả (descriptive adequacy)), và (b) giải thích lí do các ngữ pháp có các đặc điểm vốn có và ách trẻ con hụ đắc chúng trong một thời gian nhất định (nguyên tắc hợp chuẩn giải thích (explanatory adequacy)). 3. Contrastive Analysis Hypothesis Giả thuyết Phân tích tương phản cho rằng cấu trúc của ngôn ngữ thứ nhất có ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai 4. Language Transfer (n) Chuyển di ngôn ngữ Tác động, ảnh hưởng của một ngôn ngữ đối với việc học một ngôn ngữ khác. Chuyển di tích cực (Positive Transfer): chuyển di khiến việc học dễ đàng, thuận lợi hơn (có thể xảy ra khi cả ngôn ngữ bản ngữ lẫn ngôn ngữ đích đều có cùng một dạng thức). Ví dụ: tiếng Anh và tiếng Pháp đều có từ table với cùng một nghĩa trong cả 2 ngôn ngữ. Chuyển di tiêu cực/giao thoa ngôn ngữ: là việc sử dụng một mô thức hay qui tắc của ngôn ngữ mẹ đẻ dẫn đến lỗi hay dạng thức không thích hợp ở ngôn ngữ đích. Ví dụ: một người Việt học tiếng Anh có thể tạo ra một câu không chuẩn My family has 4 people thay vì phải nói There are 4 members/people in my family, do chuyển di cấu trúc X có Y trong tiếng Việt Gia đình tôi có 4 người (My family has 4 people). 5. Proactive inhibition (n) Giao thoa tiền chế Giao thoa do tác động cản trở của việc học trước đó đối với việc học sau đó. Ví dụ: nếu một người trước đó đã học cách tạo câu hỏi sử dụng đảo trợ động từ (AUXILIARY VERB INVERSION, vd: I can go → Can I go?) thì kiến thức này có thể can thiệp vào việc tiếp thu các cấu trúc không đòi hỏi đảo trợ động từ. Người học có thể viết * I don’t know where can I find it thay vì phải nói I don’t know where I can find it. 6. Retroactive inhibition (n) Giao thoa hậu chế Giao thoa do tác động cản trở của việc học sau đó đối với việc học trước đó. Ví dụ: trẻ con học tiếng Anh có thể học các dạng quá khứ bất qui tắc của động từ như went, saw. Sau đó, khi chúng bắt đầu học hình thái hậu tố quá khứ qui tắc – ed, chúng có thể chấm dứt việc sử dụng went và saw để tạo ra các dạng động từ như *goed and *seed. 7. Overgeneralization (n) (Overextension/Overregularization/analogy) Khái quát hóa Khái quát hóa là quá trình chung trong cả việc học ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai, theo đó một người học mở rộng cách dùng một qui tắc ngữ pháp của một đơn vị ngôn ngữ vượt quá các cách dùng được chấp nhận. Ví dụ: một đứa trẻ có thể sử dụng từ ball để chỉ rất các vật thể tròn, hay sử dụng từ mans thay vì men dạng số nhiều của man. 8. Eror analysis (n) Phân tích lỗi Việc nghiên cứu và phân tích lỗi do người học ngôn ngữ thứ hai tạo ra. Phân tích lỗi được thực hiện nhằm: a. xác định các chiến lược người nói sử dụng trong việc học ngôn ngữ b. nỗ lực xác định các nguyên nhân gây lỗi của người học c. thu thập các thông tin về các khó khăn phổ biến trong việc học ngôn ngữ, với tư cách là một sự trợ giúp cho giảng dạy hay để chuẩn bị cho các ngữ liệu giảng dạy. Phân tích lỗi được phát triển như một phân ngành của Ngôn ngữ học ứng dụng vào những năm 60 và minh chứng cho sự kiện rằng nhiều lỗi của người học không phải do tiếng mẹ đẻ của người học mà do các chiến lược học nói chung. Do vậy, phân tích lỗi được đưa ra như một giải pháp khả năng thay thế cho Phân tích tương phản. Người ta cố gắng phát triển một sự qui loại các kiểu lỗi khác nhau trên cơ sở các quá trình khác nhau được giả định cho việc lí giải các lỗi. Có sự phân biệt cơ bản giữa lỗi nội tại (intralingual error) ngôn ngữ và lỗi liên ngôn ngữ (interlingual error). 9. Lỗi nội bộ ngôn ngữ (Intralingual errors) Là lỗi được phân thành a) Lỗi khái quát hóa (overgeneralization) lỗi gây ra do sự mở rộng các qui tắc ngôn ngữ đích vào các ngữ cảnh không thích hợp); b) Lỗi đơn giản hóa (simplification) lỗi gây ra do người học tạo ra các qui tắc đơn giản hơn qui tắc có trong ngôn ngữ đích. c) Lỗi phát triển (developmental errors) lỗi do các giai đoạn phát triển tự nhiên d) Lỗi giao tiếp (communication-based errors) lỗi do các chiến lược giao tiếp e) lỗi qui nạp (induced errors) lỗi do chuyển di đào tạo/ f) Lỗi lảng tránh (avoidance) lỗi do không sử dụng đợc các cấu trúc nhất định ở ngôn ngữ đích do chúng bị cho là quá khó), hay g) Lỗi sử dụng thái quá (errors of overproduction) Lỗi sử dụng một số cấu trúc quá thường xuyên Một lỗi nội ngôn ngữ là lỗi do chỉ học một phần hay học sai ngôn ngữ đích, hơn là do chuyển di ngôn ngữ. Lỗi nội ngôn ngữ cũng có thể do ảnh hường của một đơn vị thuộc ngôn ngữ đích lên một đơn vị khác. Ví dụ: một người học có thể tạo ra câu He is comes, dựa trên sự trộn lẫn các cấu trúc tiếng Anh He is coming, He comes 10. Interlingual error (n) lỗi liên ngôn ngữ Loại lỗi do chuyển di ngôn ngữ, gây ra do tiếng mẹ đẻ của người học. Ví dụ: một người Anh học tiếng Pháp sẽ tạo ra một lỗi trật tự từ khi nói câu: Elle regarde les (tiếng Pháp) She sees them (tiếng Anh) Lỗi này xảy ra do trật tự từ tiếng Anh trong một câu là S-V-O trong khi trật tự ngữ pháp câu của tiếng Pháp là S- O – V. Như vậy, câu đúng ngữ pháp trong tiếng Pháp phải là: Elle les regarde thay vì Elle regarde les 11. a priori (tiên nghiệm) vs. a posteriori (hậu nghiệm/thực chứng) Thuật ngữ a priori và a posteriori được sử dụng trong triết học để phân biệt 2 loại kiến thức, minh chứng, hay luận cứ: kiến thức tiên nghiệm được lĩnh hội độc lập với kinh nghiệm, còn kiến thức hậu nghiệm được chứng minh qua kinh nghiệm. Trong Error Analysis, a priori được dùng như tính từ và thuật ngữ “a priori prediction” chỉ các tiên đoán hay giả thuyết mang tính tiên nghiệm (chưa được chứng minh), vd: các tiên đoán về những khó khăn hay lỗi của sinh viên Việt Nam khi phát âm /θ/ trong tiếng Anh vì trong hệ thống âm tiếng Việt không có âm này (và giả thuyết này cần được kiểm chứng qua các nghiên cứu hậu nghiệm). Thuật ngữ “a posteriori explanation” chỉ sự giải thích các nguyên nhân gây ra lỗi của người học ngoại ngữ dựa trên việc phân tích kết quả thu thập các dữ liệu từ một nghiên cứu hậu nghiệm với các bằng chứng hậu nghiệm hay thực nghiệm.
Questions: 1. Which hypothesis states that the structure of the first language affects the acquisition of the second language? 2. State the major assumption on which CAH is founded? 3. State the definition of language transfer? (Clue: Odlin (1989) 4. What are the two main forms of language transfer? Provide examples. 5. State six assumptions that the CAH was based on, summarized by Gass and Selinker (1994: 60). 6. What are the three versions of CAH? 7. What are the claims of the Strong Version of CAH? 8. In what way is Error Analysis related to CAH? (Clue: a priori prediction vs. posteriori explanation) Tải về trọn bộ (unit 1- unit 6 ) Tải miễn phí : tải ngay
|
|
| |